Giới thiệu nguồn gốc


Vào ngày 10 tháng 04 năm Tân Hợi - Vĩnh Tộ thứ III (1621), có 3 ông tên thường gọi là Diêu, Dư, Trịnh cùng sống nơi phố chợ, gốc ở Thừa tuyên Nghệ An, Phủ Đức Quang, Huyện Nghi Xuân, Xã Xuân Mỹ, Thôn Tây Xuyên, lúc này đang ở tại Dinh Quảng Nam, Phủ Quảng Nghĩa, Huyện Chương Nghĩa, Xã Xuân Liêu, Thôn Châu Lê. Ba ông cùng nhau làm bản giao ước nhập tộc họ La.
  • Ông Điêu - Trần Văn Định, cải họ là La Văn Định (do ông Biện Vân, ông Đệ kể lại)
  • Ông Dư - Lê Nhứt Công, cải họ là La Nhứt Công (do ông Nhuệ, ông Hồng kể lại)
  • Ông Trịnh - Lê Hưng Long, cải họ là La Hưng Long (do ông Nhuệ, ông Hồng kể lại)

Ba ông lập nên thông lệ cầu cúng Tổ tiên, Ông, Bà, Nội, Ngoại kể từ lúc đó đến tận sau này:
  • Ông Điêu chịu 2 phần (gồm: 2 phần tiền, 2 phần gạo, 2 phần trai bàn)
  • Ông Dư chịu 1 phần (gồm: 1 phần tiền, 1 phần gạo, 1 phần trai bàn)
  • Ông Trịnh chịu 2 phần (gồm: 1 phần tiền, 1 phần gạo, 1 phần trai bàn)

Ghi chú: Trai bàn là mâm cơm chay

Trường hợp cả 3 ông khác họ và cùng nhập tộc cải họ để thành một họ là rất hiếm. Người đời sau suy đoán có thể các ông đã là người họ La ở quê Nghệ An xưa, trước khi vào Quảng Nghĩa lập nghiêp đã phải đổi sang họ khác để tự vệ là chính, khi thấy điều kiện an ninh tốt, có thể an cư lập nghiệp nên các ông đổi lại về họ cũ.

Trong sử sách có nhiều trường hợp 3 ông cùng kết nghĩa điển hình như trường hợp 3 ông Lưu Bị, Quang Vân Trường, Trương Phi bên Tàu. 3 ông kết nghĩa Vườn Đào thề cùng sống chết nhưng họ ai nấy giữ. Còn trường hợp cả 3 ông khác họ và cùng nhập tộc cải họ để thành một họ là rất hiếm gặp.

No comments:

Post a Comment